(Dành cho ai chưa biết tôi đang viết về cái gì, đây là trò chơi 30 ngày viết về sách theo các tiêu chí của riêng tôi: http://quihien.blogspot.com/2012/08/30-cuon-sach.html)
Phải tới khi lớn lên, tôi mới nhận ra những cuốn sách bố tôi đọc cho tôi mỗi tối, tối nào cũng như tối nào, nó ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi trong suốt thời ấu thơ. Mỗi tối, tôi được bố đọc một đoạn trong 1 cuốn sách cổ tích. Điều này kéo dài suốt từ những năm tôi 3 tuổi cho tới năm tôi 5 tuổi. Nhìn lại thì chỉ có gần 3 năm nhưng khi còn nhỏ, tôi có cảm giác đó là một khoảng thời gian dài vô cùng tận. Tôi biết đọc chữ khá sớm, năm 5 tuổi, trước khi đi học lớp 1 vài tháng. Những năm tiểu học, trong ký ức của tôi, vốn từ vựng tiếng Việt của tôi khá tốt, tốt hơn so với những đứa cùng tuổi. Tôi đồ rằng những buổi tối đọc sách với bố đã mang tới điều đó.
Về các chuyện của ông Chi, không hiểu sao truyện ấn đậm trong đầu óc tôi nhất là truyện Đức thánh Láng - ông Từ Đạo Hạnh và ông Lý Quốc Sư - Nguyễn Minh Không. Có lẽ đó là truyện đầu tiên có cốt truyện phức tạp mà tôi từng đọc/nghe, nên hồi nhỏ tôi không hiểu mấy, khi biết đọc ngồi đọc lại hiểu sơ sơ. Nửa tháng trước, đi về Bái Đính vào đền ông Nguyễn Minh Không, tôi bồi hồi lắm, nhớ lại những câu thơ trong sách ông Chi thuở nhỏ:
Tập tầm vông
Có ông Nguyễn Minh Không
Chữa cho vua khỏi hóa
Tập tầm vá
Muốn chữa vua khỏi hóa
Phải đón Nguyễn Minh Không
ủa, nghe QH xưng hô tui thấy lạ ghê.
Trả lờiXóatớ đang định sẽ sửa thành tôi lại. :O
Trả lờiXóaBài viết đơn giản mà hay thiệt, tiếc là hồi bé mình chẳng có hứng thú đọc sách, mà cũng chẳng có điều kiện để có mà đọc, nghĩ lại tiếc ghê, sau này mình sẽ cho con cái của mình những điều này
Trả lờiXóa