Mây và sóng

Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

Hỉ vương tử tái thuyết cựu

Trương Hỗ

相逢青眼日,相叹白头时。
累话三朝事,重看一局棋。
欢娱非老大,成长是婴儿。
且尽尊中物,无烦更后期。

Tương phùng thanh nhãn nhật,
Tương thán bạch đầu thì.
Lụy thoại tam triều sự,
Trùng khán nhất cục kì.
Hoan ngu phi lão đại,
Thành trường thị anh nhi.
Thư tẫn tôn trung vật,
Vô phiền cánh hậu kì.



Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

Một niệm của ta vĩnh hằng

 


Ngày này năm trước tôi đi mua cái kalimba về trong thời gian khủng hoảng vì cơn bĩ cực lớn nhất của đời mình. Nắng hôm đó đẹp nhưng tôi ghét cái nắng chỗ đó. Đầu tôi lúc nào cũng thoang thoảng một màn sương.

Nghe Adagio của Barber giống như thấy lại cái trauma đó nhưng từ vị trí đứng ngoài nhìn vào. Có thể khóc vì nhìn được mình trong cái trauma cũ nhưng may quá, không phải sống trong đó nữa.

Epub.vn hôm qua gửi lời tạm biệt đóng web. Tôi ghi lại đây để sau này nhớ rằng có 1 thời epub.vn, isach.vn, vân vân đã giúp tôi vượt qua mấy năm trời khó khăn nhất của đời mình như thế nào. Xin cảm ơn. 

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021

Linh vũ kỳ mông


我徂東山、慆慆不歸。我來自東、零雨其濛。我東曰歸、我心西悲。

Ngã tổ Đông Sơn 
Thao thao bất quy 
Ngã lai tự đông 
Linh vũ kỳ mông 
Ngã đông viết quy 
Ngã tâm tây bi


Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

Từ nguyên tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt theo danh pháp hiện hành

Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt có thể được chia làm 3 loại: (a) tên phiên âm từ ngôn ngữ phương Tây, (b) tên gốc Hán-Việt, và (c) tên gốc tiền Hán-Việt.


(a) Tên phiên âm từ ngôn ngữ phương Tây, nhiều nguyên tố được lược đi âm cuối: âm -ium hoặc -gen với phần lớn nguyên tố, âm -on với các khí hiếm, hoặc âm -ine với các halogen để phù hợp với Việt âm, như đã được học giả Hoàng Xuân Hãn giải thích trong quyển "Danh từ khoa học".

Các nguyên tố loại này được phiên âm chủ yếu từ gốc Latin của tên nguyên tố. Có 2 nguyên tố được phiên từ tiếng Đức: vônphram W và kali K (kalium và potassium đều là từ neo-Latin, nhưng kalium được dùng nhiều hơn ở Đức). Antimôn Sb được phiên âm từ tiếng Pháp (tiếng Latin là stibium). 

Nhôm là nguyên tố có tên được phiên âm kiểu khác người, thay vì lấy phần gốc Latin chính thì từ "nhôm" được lấy từ phần đuôi của tên nguyên gốc alumiNUM (hoặc alumiNIUM). 

Đối với những nguyên tố có tên không phải từ ngôn ngữ phương Tây, đây hầu hết đều là những nguyên tố mà con người đã biết từ thời cổ, trước khi Cách mạng Khoa học diễn ra:

(b) Tên gốc Hán-Việt

- đồng Cu: 銅.

- lưu huỳnh S: 硫黄

- thủy ngân Hg: 水銀

- bạch kim Pt: 白金

(c) Tên gốc tiền-Hán-Việt hoặc âm Nôm hóa

- vàng Au: âm tiền HV của hoàng 黃 (có thể so sánh với tiếng - Quảng Đông "wòng", hoặc tiếng Khách Gia "vòng"). Danh pháp tiếng Việt không dùng từ "kim" để gọi vàng, như tiếng Trung, Nhật hay Hàn.

- bạc Ag: âm tiền HV của bạch 白. Tương tự, danh pháp tiếng Việt không dùng từ "ngân".

- sắt Fe: âm tiền HV của thiết 鐵.

- thiếc Sn: âm tiền HV của tích 錫.

Trong Truyện Kiều có nhắc tới thành Vô Tích ở TQ, đây là địa danh có nghĩa là "không có thiếc". Vương Tiễn nước Tần đánh xuống Sở, đánh tới Tích Sơn thì bắt được chữ "Có thiếc: đánh nhau, thiên hạ tranh, không thiếc: yên bình, thiên hạ thanh", nên đặt tên vùng đó là Vô Tích.

- kẽm Zn: âm Nôm của 鈐 (kiềm), nghĩa là cái khóa. Kẽm là kim loại hay được dùng làm khóa. Từ "kiềm" ngoài biến âm kẽm, còn có các biến âm khác như kềm, cùm (như gông cùm), kèm (kèm cặp). Trong danh pháp tiếng TQ, kẽm là tân 锌 (phiên âm từ zinc), còn trong tiếng Nhật, kẽm là aen 亜鉛 á duyên (chì kém). Trong danh pháp cổ, Zn được gọi là bạch duyên (chì trắng).

- chì Pb: âm Nôm của 錘 (chùy), nghĩa là cái cân, quả nặng. Chì là kim loại nặng, hay được dùng để làm quả nặng (ví dụ dùng trong câu cá, chài lưới, "mất cả chì lẫn chài"). Trong cả danh pháp Trung lẫn Nhật, chì đều là duyên 鉛.

Hệ thống tên gọi các nguyên tố theo danh pháp hóa học hiện đại của tiếng Việt rất khác so với các nước đồng văn, kể cả những nguyên tố có tên phi-Latin.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Chiêm bao thẳm thẳm như nghìn thu

Tất cả mọi thứ đều như đang muốn giết tôi. Đây là một cơn ác mộng. Tiểu liên, thần công, phòng không, giáo gươm, đao kiếm tất cả đều đang chĩa vào tôi. Trên đồi là đoàn khinh kỵ sẵn sàng lao vào tôi. Tôi đi đâu bây giờ. Đằng sau tôi chỉ có sông, trên đầu tôi chỉ có trời mây, dưới chân tôi chỉ có hố hầm đạn bom. Tôi đi đằng nào cũng có tiếng sấm nổ rền, như những đêm trời mưa gió rú bên ngoài cửa sổ. Tôi không ngủ được. Có tiếng gì hét lên quanh gối. Tiếng không gian đột ngột im ắng bị kéo dài ra thành những sợi tơ li ti căng đen đét chỉ chực đụng vào là cứa rách da thịt. Tôi quay trở lại chiến trường đẫm máu. Người ta vẫn hò hét như những đám điên. Đây là một cơn ác mộng. Tôi cần quay trở về nhà.

Nước không chảy qua cầu được nữa. Mùa hè không bay đi nữa. Nước tù đọng bên dưới cô đặc đầy bùn đất bẩn thỉu quện lại. Tôi thấy cả máu nữa. Máu lẫn vào vũng bùn bên dưới cầu. Mùa hè đã chết ở đâu mất rồi, tôi không còn biết nó bay đi đâu nữa, rõ ràng nó không còn bay lượn dưới chân cầu nữa. Gã kia không đưa tôi quả hồng để ăn nữa. Mùa hồng hết rồi. Cũng không còn lê. Chẳng ai đưa cho tôi quả lê và con dao để đi trong bóng tối nữa. Cuộc chơi tàn rồi. Chỉ còn ác mộng mà thôi.


Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Cô nhạn – Đỗ Phủ

Bài thơ chép tặng anh Shouguo về Từ Châu (tháng 12 năm 2019).
Anh bay đi một mình.
Ai là con nhạn lẻ.



孤雁
杜甫
孤雁不飲啄,
飛鳴聲念群。
誰憐一片影,
相失萬重雲。
望盡似猶見,
哀多如更聞。
野鴉無意緒,
鳴噪自紛紛。

Cô nhạn
Đỗ Phủ
Cô nhạn bất ẩm trác, 
Phi minh thanh niệm quần. 
Thuỳ liên nhất phiến ảnh, 
Tương thất vạn trùng vân. 
Vọng tận tự do hiện, 
Ai đa như cánh văn.
 Dã nha vô ý tự, 
Minh táo tự phân phân.

Nhạn lẻ không ăn uống
Bay kêu tiếng nhớ bầy
Thương thay một ảnh nhạn
Lẫn vào ngàn lớp mây
Nhìn mãi như vẫn thấy
Tiếng sầu vẳng bên tai
Bọn quạ hoang vô ý
Oang oang kêu quấy rầy.


Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

Hố thẳm nhìn tôi không nói lời nào

Coi clip tàu Titanic trên mạng xong thấy nhớ Southampton quá. Lên wiki coi lại bài Southampton thấy càng nhớ hơn. Nhìn cái bản đồ từng khu từng quận từng phường một, chỗ nào cũng có cái để nhớ. Nhớ cái khu mình từng ở, từ Swaythling, cho tới Portswood, Nicholstown, cho tới những cái chỗ từng in dấu chân lang thang qua nhiều lần. Khu trung tâm. bảo tàng, thư viện, tượng đài Titanic, khu bệnh viện đi khám đằng sau nhà, khu Lordshill lặn lội ra để đi bơi, khu viện hải dương bến cảng như cái mê cung, khu Bittern ra ngắm cây cầu, chỗ ngã tư Avenue đi tập thiền, Asda đứng chờ xe buýt tê tái xong lên say xe muốn xỉu, Sainsbury Portswood kỷ niệm cái ngày sét đánh ngang tai không thể nào quên, khu phố cổ đi ra những ngày rách việc, khu St Denys ngày mùng 1/1 đi bộ cùng với ông Bruce từ ga tàu dọc theo bờ sông tới St Mary's để coi đá banh, sau khi đã ních đầy bụng bằng bánh mì với cá trích xông khói, đường đi từ Cranbury băng qua đường ray xe lửa lên cầu qua sông Itchen ra bưu điện lấy đồ, cái tiệm Ba Lan đằng sau nhà có ông bán hàng tính tiền siêu nhanh, cái tiệm Ấn Độ đối diện chuyên bán bánh chiên cà ri vừa thơm vừa rẻ chỉ có cái lâu lâu lạnh ngắt, cái rừng Common ở khoa xã hội mỗi lần đi học tiếng Nhật về băng rừng tối thui, khu Bassett chẳng nhớ ra để làm gì chỉ có vài lần lên Glen Eyre để đi thi học kỳ, khu Shirley chỗ nhà con Cho đi dọc quốc lộ lên để dạy kèm nó môn hóa.

Mình đi nát cái Southampton vì mình từng quá rảnh rỗi. Vì rảnh rỗi nên mình có thời gian kết thân với một thành phố. Đi học về là mình lang thang. Cuối tuần là mình lang thang. Đi siêu thị mình cũng lang thang. Ở Lausanne, không cảm thấy được sự thân thiết đó. Đầu tắt mặt tối, tâm trạng như sỏi rơi xuống lòng giếng thì thành phố cũng chỉ là cái rừng nhà bê tông, dù rừng có đẹp thế nào, xây phong cách tân cổ điển hay rococo. Hay là phải đi xa rồi thì đất mới hóa tâm hồn?