Mây và sóng

Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say.

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021

Linh vũ kỳ mông


我徂東山、慆慆不歸。我來自東、零雨其濛。我東曰歸、我心西悲。

Ngã tổ Đông Sơn 
Thao thao bất quy 
Ngã lai tự đông 
Linh vũ kỳ mông 
Ngã đông viết quy 
Ngã tâm tây bi


Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

Từ nguyên tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt theo danh pháp hiện hành

Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt có thể được chia làm 3 loại: (a) tên phiên âm từ ngôn ngữ phương Tây, (b) tên gốc Hán-Việt, và (c) tên gốc tiền Hán-Việt.


(a) Tên phiên âm từ ngôn ngữ phương Tây, nhiều nguyên tố được lược đi âm cuối: âm -ium hoặc -gen với phần lớn nguyên tố, âm -on với các khí hiếm, hoặc âm -ine với các halogen để phù hợp với Việt âm, như đã được học giả Hoàng Xuân Hãn giải thích trong quyển "Danh từ khoa học".

Các nguyên tố loại này được phiên âm chủ yếu từ gốc Latin của tên nguyên tố. Có 2 nguyên tố được phiên từ tiếng Đức: vônphram W và kali K (kalium và potassium đều là từ neo-Latin, nhưng kalium được dùng nhiều hơn ở Đức). Antimôn Sb được phiên âm từ tiếng Pháp (tiếng Latin là stibium). 

Nhôm là nguyên tố có tên được phiên âm kiểu khác người, thay vì lấy phần gốc Latin chính thì từ "nhôm" được lấy từ phần đuôi của tên nguyên gốc alumiNUM (hoặc alumiNIUM). 

Đối với những nguyên tố có tên không phải từ ngôn ngữ phương Tây, đây hầu hết đều là những nguyên tố mà con người đã biết từ thời cổ, trước khi Cách mạng Khoa học diễn ra:

(b) Tên gốc Hán-Việt

- đồng Cu: 銅.

- lưu huỳnh S: 硫黄

- thủy ngân Hg: 水銀

- bạch kim Pt: 白金

(c) Tên gốc tiền-Hán-Việt hoặc âm Nôm hóa

- vàng Au: âm tiền HV của hoàng 黃 (có thể so sánh với tiếng - Quảng Đông "wòng", hoặc tiếng Khách Gia "vòng"). Danh pháp tiếng Việt không dùng từ "kim" để gọi vàng, như tiếng Trung, Nhật hay Hàn.

- bạc Ag: âm tiền HV của bạch 白. Tương tự, danh pháp tiếng Việt không dùng từ "ngân".

- sắt Fe: âm tiền HV của thiết 鐵.

- thiếc Sn: âm tiền HV của tích 錫.

Trong Truyện Kiều có nhắc tới thành Vô Tích ở TQ, đây là địa danh có nghĩa là "không có thiếc". Vương Tiễn nước Tần đánh xuống Sở, đánh tới Tích Sơn thì bắt được chữ "Có thiếc: đánh nhau, thiên hạ tranh, không thiếc: yên bình, thiên hạ thanh", nên đặt tên vùng đó là Vô Tích.

- kẽm Zn: âm Nôm của 鈐 (kiềm), nghĩa là cái khóa. Kẽm là kim loại hay được dùng làm khóa. Từ "kiềm" ngoài biến âm kẽm, còn có các biến âm khác như kềm, cùm (như gông cùm), kèm (kèm cặp). Trong danh pháp tiếng TQ, kẽm là tân 锌 (phiên âm từ zinc), còn trong tiếng Nhật, kẽm là aen 亜鉛 á duyên (chì kém). Trong danh pháp cổ, Zn được gọi là bạch duyên (chì trắng).

- chì Pb: âm Nôm của 錘 (chùy), nghĩa là cái cân, quả nặng. Chì là kim loại nặng, hay được dùng để làm quả nặng (ví dụ dùng trong câu cá, chài lưới, "mất cả chì lẫn chài"). Trong cả danh pháp Trung lẫn Nhật, chì đều là duyên 鉛.

Hệ thống tên gọi các nguyên tố theo danh pháp hóa học hiện đại của tiếng Việt rất khác so với các nước đồng văn, kể cả những nguyên tố có tên phi-Latin.