Iliad (2): Hịch của Agamemnon và lời hát của Homer (quyển 2)
Những người khổng lồ: về phim Troy, tôi có dịch 1 đoạn (rất ngắn) Iliad quyển chót
Tất cả mớ thơ, trích dẫn các loại trong này là tôi dịch từ hai cuốn Iliad bản dịch tiếng Anh của George Chapman (1598) và E.V. Rieu (1950, revised 2003).
Sau khi lê thê một hồi ở cuối cuốn Hai kể lể hết tước vị và danh phận tráng sĩ hai phe Hy Lạp và Troy, Homer qua cuốn Ba.
Sau khi đã tề tựu quân sĩ đầy đủ, quân Troy bắt đầu hành quân vang dội, hô vang vọng trời như tiếng "một đàn sếu đông đúc khác thường bay từ đầu mùa đông bắt đầu đáp xuống làm kinh động, mang theo chết chóc và tàn hoại tới cho giống người Pygmy". Trong khi đó, quân Hy Lạp tiến lên im ắng lạ thường.
_________________
Chỗ này có một cái tích về dân Pygmy. Nếu bạn bật wiki lên tra chữ này nó sẽ dẫn bạn tới một cái sắc dân ở châu Phi có dáng người thấp bé. Đó là nghĩa hiện đại của từ này. Thần thoại Hy Lạp ngày xưa kể về một sắc dân tí hon, kêu là πυγμαίος (pugmaios) xuất phát từ chữ pygme, nghĩa là (cao) bằng cẳng tay. Cái giống dân này cứ năm nào cũng phải đánh nhau với một bầy hạc mỗi mùa đông lại bay về đất của họ ở triền sông Oceanus.
_________________
Rồi, Homer kể tiếp:
Gió nam thổi, bụi bọc mù đỉnh núi
Phận mục tử, thực một điềm xấu xa
Nhưng khác nào đêm tối, một món quà
Trời ban xuống cho thằng kẻ cắp
Quân Hy Lạp chân bước đi rầm rập
Lốc khói mù che phủ một vùng trời
Chẳng thể nhìn xa hơn tầm một viên đá rơi.
_________________
Nghĩa là quân Hy Lạp tiến lên im lặng mà mãnh liệt, bụi lốc cuốn ào ào dưới gót giầy. Gió nam thổi màn bụi đó bọc mù hết tất cả các đỉnh núi - trường hợp này thì nếu là thằng chăn cừu thì tiêu bỏ mẹ rồi, làm sao lùa hết cừu về nếu không thấy đường, còn đối với thằng ăn trộm thì đây là cơ hội còn tốt hơn lúc trời tối đêm đen. So sánh của Homer thật hay ho hấp dẫn! Chẳng thể nào trông được xa hơn tầm ném một viên đá!
_________________
Khi hai quân tiến vào tầm của nhau, anh Paris hoàng tử thành Troy, vai đeo một tấm áo da báo, một cây cung, một thanh đoản kiếm và cầm hai ngọn giáo lưỡi đồng, người đã cướp cô vợ Helen của Menelaus vua Sparta, gây nên cuộc chiến, nhảy ra đòi thách đấu với tất cả tráng sỹ mạnh nhất của quân Hy Lạp một trận quyết tử ("mortal combat").
Nên nhớ lúc này Achilles không có trong hàng ngũ quân HL do đã nghỉ đánh nhau vì giành gái với Agamemnon ở cuốn 1.
Menelaus thấy Paris tự nhiên nhảy ra đòi đánh nhau thì mắt sáng rỡ như "con mãnh sư nhìn thấy xác một loài hươu núi hay dê rừng" bèn phăng phăng lao ra. Paris chợt trông thấy Menelaus thì hồn vía thất kinh, vội vàng chui trở lại hàng ngũ quân Troy, "hệt một người đi rừng nhac thấy dáng con độc xà trên hẻm đá, vội vàng rụt tay lùi bước".
Anh Hector thấy thằng em đốn mạt quá, liền thét lớn lên những lời có cánh sau nữa:
Hỡi Paris, hỡi đứa em khốn nạn!
Quân đẹp mã chuyên lừa tình đàn bà
Phải chăng mày chẳng nên được sanh ra
Để giờ đây quỳ ôm đầu chịu báng
Nhìn sang kia, này thằng em đốn mạt
Quân Hy Lạp còn sẽ cười bao lâu
Khi túm tụm ngồi kể cho nhau
Về một phường chuyên đi dụ gái
Mà chẳng có chút gì nam nhi khí khái!
Rồi anh Hector tiếp tục mắng:
Này Paris, giá mày biến trở lại
Trở thành đấng trượng phu kiên cường
Vào cái đêm mày dẫn toán lính vượt trùng dương
Lẳng lặng vượt tường vào thành Hy Lạp
Mang đi theo nàng Helen xinh đẹp
Trở về Troy làm hiểm họa nước nhà
Thế mà giờ mày quỳ xuống xin tha
Nào dám đứng đối mặt với cường địch
Vô dụng cả, thảy hết những gì Aphrodite
Ái thần đã ban tặng xuống cho mày
Vẻ đẹp mã, cây đàn harp, hay mái tóc gợn mây
Đều vô dụng, một khi thân mày lấm bụi!
Paris nghe mắng thì cãi lại, bảo là anh Hector, anh mắng rất đúng, nhưng đừng đi khinh khi những gì Ái thần đã trao cho em. Anh được phú một quả tim bất khuất, dũng mãnh của chiến trường, nhưng trong người em lại chảy dòng máu của hòa bình và lạc thú. Giờ nếu anh muốn, hãy để em một mình đối mặt với bạn Menelaus. Ai chiến thắng sẽ được gái cùng các thứ tài sản gái mang theo. Còn về phần anh, anh có thể tiếp tục bè bạn với quân Hy Lạp và thành Troy tiếp tục cường thịnh, quân Hy Lạp sẽ về nhà cùng với vợ đẹp rượu ngon.
Thế là anh Paris bước ra chiến trường đối diện với Menelaus, vua Sparta. Tiếp theo sẽ là hai bên tuyên thệ, nhưng thôi để kể sau.
Hình trích trong phim Troy (2004), trong phim không có màn Hector cho Paris ăn cháo chửi. Hehe.
Em dịch phần này rất hay. Rất mong chờ phần (4) của em. Cảm ơn em vì đã dịch và chia sẻ những thứ tuyệt vời như thế này.
Trả lờiXóaai thắng ai thua
Xóaai đọc rồi thì biết thôi
Xóalàm sao biết được
Xóako biết ai thắng ai thua vậy
Trả lờiXóadịch phần 4 nh
hay quá
Trả lờiXóatuyệt
Trả lờiXóahay
Trả lờiXóaquá hay
Trả lờiXóahay tuyệt
Trả lờiXóaquá hay ý chứ
Xóaưhyt
Xóaquá tuyệt vời
Trả lờiXóaphần 4 đâu ?
Trả lờiXóa