Mây và sóng

Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Lá chưa ai quét cửa thông

Thuật hứng (số 6)
Nguyễn Trãi


Cảnh cũ non quê nhặt chốc mòng, 
Chiêm bao ngờ đã đến trong. 
Chè tiên nước ghín bầu in nguyệt, 
Mai rụng hoa đeo bóng cách song. 
Gió nhặt đưa qua trúc ổ, 
Mây tuôn phủ rợp thư phòng. 
Thức nằm nghĩ ngợi còn mường tượng, 
Lá chưa ai quét cửa thông.




_______________________

5 nhận xét:

  1. Chào bạn, mình muốn hỏi một chút: lần trước bạn có đăng bài thơ của Nguyễn Trãi, có câu "trì cỏ non nhưng lòng tiểu nhân", xin hỏi đó là bài gì vậy? Mình quên mất rồi :D

    Trả lờiXóa
  2. À đó là bài "Cuối xuân" của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập, bạn có thể google hoặc click link ở đây: http://quihien.blogspot.com/2011/06/oc-tho-nguyen-trai-quoc-am-thi-tap-toi.html

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn bạn, nhưng mình không đồng tình với ý của Khổng Tử; ko thể so sánh cỏ với tiểu nhân, mà ngược lại, sao ko nghĩ cỏ là quân tử. Quân tử cũng phải biết tiến, biết lui. Và chẳng phải con người đều cúi mình trước cái đẹp sao.

    Trả lờiXóa
  4. Ồ, mình nhầm, theo bài viết của bạn thì câu này ko phải của Khổng Tử. Thành thật xin lỗi.

    Trả lờiXóa
  5. Luận ngữ là một trong mấy cuốn sách coi như là rường cột của Nho giáo, do đó, nó thể hiện tất cả thế giới quan của Nho giáo. Về khái niệm quân tử cũng vậy, "Cái đức của người quân-tử cũng như gió, cái đức của kẻ tiểu-nhân cũng như cỏ. Gió thổi trên cỏ thì cỏ phải lướt xuống mà theo.", đó chính là quan niệm của Nho giáo về quân tử.

    Nói như bạn, người quân tử biết tiến, biết lùi, nhưng như vậy không hề dính líu gì đến chuyện gió chiều nào theo chiều ấy như câu trong Luận ngữ nói, lại càng không dính líu gì tới chuyện con người cúi đầu trước cái đẹp. :D

    Trả lờiXóa