Trang
Mây và sóng
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say.
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016
Au pays où se fait la guerre
Người em yêu giã từ em ra trận
Đến mảnh đất người ta đang đánh nhau
Này tim em đớn đau vô cùng tận
Dường chỉ em xót lại trên tinh cầu
Phút chia ly, anh hôn em từ biệt
Từ nụ hôn, hồn em ứ đầy môi
Mải ngóng tin, mà anh cứ biền biệt
Hoàng hôn kia đã tắt nắng bên trời
Đỉnh tháp cao, đây một mình em đợi
Anh chưa về, lòng cứ mãi chờ thôi.
Đôi chim cu vẫn còn gù trên mái
Tiếng kêu buồn và da diết khôn nguôi
Dưới tơ liễu, nước bên cầu chảy mãi
Chỉ có em ngồi khóc suốt bên trời
Này tim em như bông hoa nở rộ
Sáng óng lên dưới ánh bạc trăng trôi
Này thân em một mình trong tháp cổ
Anh chưa về, lòng cứ mãi chờ thôi.
Có dáng ai đang trèo lên đỉnh dốc
Phải anh không, người em mãi mong chờ
Chẳng phải anh, mà chỉ là tưởng tượng
Này tờ bồi, này ánh đèn lẻ loi
Ơi gió đêm, đến bên anh nói khẽ
Với em đây, anh hóa chiêm bao rồi
Anh là hoan lạc, anh là nhung nhớ
Bình minh kia đang rạng rỡ bên trời
Và em vẫn một mình trong tháp nhỏ
Anh chưa về, lòng cứ mãi chờ thôi.
Tranh 満月の紅葉にみみずく (Chim cú với lá đỏ dưới trăng tròn) của Hiroshige.
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016
Phong vương đắp lũy khóc rân
Mấy ngày trước đọc bài Điệp trận của Nguyễn Trãi:
Làm sứ đi thăm tin tức xuân
Lay thay cánh nhẹ mười phân
Nội hoa táp táp vây đòi hỏi
Doanh liễu khoan khoan kháo lữa lần
Thục đế để thành trêu tức
Phong vương đắp lũy khóc rân
Chúa xuân dìu dặt dư ba tháng
Mắng cầm ve mới đỗ quân
Bản này của Trần Trọng Dương phiên.
Bài này đúng là khá khó hiểu. Từ tựa đề đến các câu đầu rõ ràng là nói về đàn bướm. Đàn bướm làm sứ mùa xuân, lay thay (aka chớp chớp hoặc lay lay, chỉ bướm đập cánh) đôi cánh nhỏ. Hoa trong nội, liễu trong doanh nghiêng ngả theo đàn bướm.
Xong tới tích Thục đế đưa vào thì hơi siêu thực luôn. Chuyện Thục đế mất nước thì gắn với con đỗ quyên tức là chim quốc (ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên), nhưng không biết dính thế nào với con bướm.
Phong vương có chữ phong bộ trùng 蜂 là con ong. Phong vương là con ong chúa, thấy bướm tới thì cho đắp lũy, và kêu rân rân (cho giống con ong). Không lẽ Thục đế ở trên chỉ để đối với con ong chúa?
Chúa xuân (đi chơi) dìu dặt vài tháng, bỗng mắng cầm ve, nên cho quân đỗ lại. Mắng ở đây tức là âm cổ của văn 聞 là nghe. Từ điển của anh Dương chú và diễn giải rõ biến âm m–v này (tương tự mùi–vị, múa–vũ, mùa–vụ vân vân. CHTV ít đề cập vụ này). Đỗ quân mới đầu đọc loáng thoáng tưởng đỗ quyên vì ở trên có Thục đế, nhưng thật ra không phải, đọc kĩ lại thì nghĩ là "cho dừng quân lại".
______________________________
Dạo này mình vẫn tiếp tục nghe Violin concerto của Tchaikovsky. Trước có lần mình bảo bản của Perlman hay nhất và cho rằng bản của Shouji Sayaka không bằng. Giờ thì rút lại lời nói trước, sau khi nghe thêm mấy chục lần. Mình thấy bản của Shouji Sayaka bây giờ mới là hay nhất :P (dù mình hoàn toàn mù mịt về kỹ thuật).
Và mình vẫn tiếp tục nghe liên tục nhạc game Shogun 2 của Jeff van Dyck. Bài hành khúc Bất động minh vương quả là cực kì tương phản với cái tên.
______________________________
Ảnh trên: Tranh Tennyo (tức là Apsara) của Kiyohara Yukinobu.
Ảnh dưới: Tranh Tsubaki to uguisu (Hoa trà và chim chích) của Hiroshige.
Làm sứ đi thăm tin tức xuân
Lay thay cánh nhẹ mười phân
Nội hoa táp táp vây đòi hỏi
Doanh liễu khoan khoan kháo lữa lần
Thục đế để thành trêu tức
Phong vương đắp lũy khóc rân
Chúa xuân dìu dặt dư ba tháng
Mắng cầm ve mới đỗ quân
Bản này của Trần Trọng Dương phiên.
Bài này đúng là khá khó hiểu. Từ tựa đề đến các câu đầu rõ ràng là nói về đàn bướm. Đàn bướm làm sứ mùa xuân, lay thay (aka chớp chớp hoặc lay lay, chỉ bướm đập cánh) đôi cánh nhỏ. Hoa trong nội, liễu trong doanh nghiêng ngả theo đàn bướm.
Xong tới tích Thục đế đưa vào thì hơi siêu thực luôn. Chuyện Thục đế mất nước thì gắn với con đỗ quyên tức là chim quốc (ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên), nhưng không biết dính thế nào với con bướm.
Phong vương có chữ phong bộ trùng 蜂 là con ong. Phong vương là con ong chúa, thấy bướm tới thì cho đắp lũy, và kêu rân rân (cho giống con ong). Không lẽ Thục đế ở trên chỉ để đối với con ong chúa?
Chúa xuân (đi chơi) dìu dặt vài tháng, bỗng mắng cầm ve, nên cho quân đỗ lại. Mắng ở đây tức là âm cổ của văn 聞 là nghe. Từ điển của anh Dương chú và diễn giải rõ biến âm m–v này (tương tự mùi–vị, múa–vũ, mùa–vụ vân vân. CHTV ít đề cập vụ này). Đỗ quân mới đầu đọc loáng thoáng tưởng đỗ quyên vì ở trên có Thục đế, nhưng thật ra không phải, đọc kĩ lại thì nghĩ là "cho dừng quân lại".
______________________________
Dạo này mình vẫn tiếp tục nghe Violin concerto của Tchaikovsky. Trước có lần mình bảo bản của Perlman hay nhất và cho rằng bản của Shouji Sayaka không bằng. Giờ thì rút lại lời nói trước, sau khi nghe thêm mấy chục lần. Mình thấy bản của Shouji Sayaka bây giờ mới là hay nhất :P (dù mình hoàn toàn mù mịt về kỹ thuật).
Và mình vẫn tiếp tục nghe liên tục nhạc game Shogun 2 của Jeff van Dyck. Bài hành khúc Bất động minh vương quả là cực kì tương phản với cái tên.
______________________________
Ảnh trên: Tranh Tennyo (tức là Apsara) của Kiyohara Yukinobu.
Ảnh dưới: Tranh Tsubaki to uguisu (Hoa trà và chim chích) của Hiroshige.
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016
Con hươu xạ chạy giữa đêm đen
"[...]
Trong lúc cúi người gặt những thân ra trĩu vàng bông lúa, đầu tôi chợt chạy những câu thơ của Tagore:
Tôi chạy như con xạ hươu trong bóng tối rừng cây, say vui vì hương thơm ngào ngạt của chính mình. Đêm nay là đêm giữa mùa Xuân; gió này là gió từ phương Nam thổi lại.
Tagore cất lên những lời như kia một trăm năm trước, vào một ngày nắng đẹp, một ngày tối trời hay một ngày im lìm trước cơn bão chuyển?
Tôi cứ thế mà gặt, lưng xoay ngược với hướng cơn bão. Tôi nhớ lần trước, cũng một lần có bão, tôi đi trên con đường vắng, tay cầm một bọc cá. Gió thổi ào ào, gió thốc vào mặt. Tôi nghe tiếng những con cá ư ử hát trong tiếng gió rít. Lũ cá hát những bài hát có giai điệu rất ngân rất vang, nhưng rất nhẹ. Những rung động thanh âm đọng lại vi tế trên vành tai tôi, lùa vào trong trí não. Đó là cơn bão lần trước, cơn bão gắn liền với bài hát của lũ cá.
Còn cơn bão này, nó vẫn đang ở sau lưng. Khi bão tới, tôi sẽ chạy chăng? Chạy như con hươu xạ chăng, chạy vui say trong mùi xạ hương ngút ngàn của mình chăng? Hay tốt hơn tôi nên đứng yên mà hát bài ca của lũ cá? Này thì nước cứ rơi, này thì gió cứ lên, này thì thời gian cứ trôi.
[...]"
______________________________
Không thể tin được là bài này có từ cách đây 2 năm rưỡi:
http://quihien.blogspot.co.uk/2014/04/tempest.html
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)