Tình hình là mình bắt đầu loe ngoe mở Total War: Shogun 2 lên chơi tiếp và bắt đầu bàn Ikko-Ikki loại khó. Mình cảm thấy vô cùng thú vị vì bàn Ikko-Ikki là bàn mình chưa bao giờ thắng được, nhờ sự điên loạn của Ikko-Ikki.
Ikko-Ikki (Nhất hướng Nhất quỹ) là một tập hợp nông dân + tăng binh theo Tịnh độ Chân tông quá khích (Ikko), dưới trướng các địa-samurai, chúa đất cỡ nhỏ lập thành một hội tương trợ lẫn nhau (Ikki), về sau phối hợp nổi loạn chiếm được Echizen và Kaga, là hai tỉnh quá xịn ở gần Kyoto.
Chơi Takeda loại khó thật ra lại không quá khó (sau khi mình có gần 400 giờ chơi Shogun ghi trên Steam :P), chỉ cần làm chính trị và ngoại giao thật tốt (secure các loại đồng minh, Hojo với Imagawa), quân sự thì kị binh của Takeda di chuyển siêu nhanh và không sợ ai hết, còn kinh tế thì nhờ có ngựa vùng Kai mà thương mại luôn cao.
Chơi Ikko-Ikki thì gần như bất khả nếu không có kinh nghiệm. Do đặc thù là một phái Phật giáo cuồng tín, trong lịch sử, Ikko-Ikki đã bị các phe khác coi là cái gai cần nhổ. Trong game, bạn bị trừ 20 điểm ngoại giao với tất cả mọi người ngay từ đầu. Liên tục ngay từ đầu đã có các mini realm divide (tức là thiên hạ phân mục), mọi người hùa vào đánh hội đồng bạn (thật, mình đã phải google "Ikko Ikki everyone wars me" mấy lần). Bạn không có metsuke nên không thể lo về kinh tế, và ninja của Hattori sẽ liên tục sang quậy chùa của bạn. Mỗi khi chiếm được tỉnh mới, bạn phải lo xây chùa để tuyên truyền Tịnh độ Chân tông cho dân chúng để giữ yên cho tỉnh. Kinh tế bạn sẽ bết bát, quân sự bạn sẽ phập phù vì bạn không có samurai (chỉ thuê được ronin). Gần như bạn không có đủ tiền để lo thủy quân.
Nếu chưa có kinh nghiệm bạn sẽ không biết và để ý khi dùng sư agent của bạn đi kích động dân chúng ở các tỉnh địch để làm loạn Ikko-Ikki, nếu quân nổi loạn chiếm được tỉnh, mặc nhiên tỉnh sẽ thuộc về bạn (thậm chí bạn không cần tuyên chiến), và bạn cũng sẽ điều khiển được quân nổi loạn luôn. Do đó, nếu được (và kinh tế cho phép), hãy tận dụng sư Ikko để đi phá làng phá xóm lấy đất và quân về cho bạn.
Kinh nghiệm thứ hai mà mình áp dụng là cách chơi đối với Ikko-Ikki. Với các phe mạnh về quân sự, có thể chơi kiểu chớp nhoáng, chiếm nhiều đất trong thời gian ngắn, sau đó đến khi gần realm divide thì ngừng và tập trung kinh tế + cho agent đi gây loạn với các clan mạnh để tạo các vùng đệm là quân nổi dậy cùng với phá hoại kinh tế đối thủ. Với Ikko-Ikki, chơi như vậy là tự sát, vì không chỉ khác biệt tôn giáo (phe Kitô giáo tuy cũng phải xây nhà thờ, nhưng ít nhất có kinh tế khủng để bù qua), bạn còn nghèo, và mọi người cùng nhau ghét bạn. Cách chơi thích hợp nhất là chơi kiểu tấn công, nhưng không đánh nhanh, mà kết hợp với ngoại giao. Sau khi đập xong một hai full stack của đối phương, thì xin kí cho cái hòa ước, rồi tiện thể xin giao thương và kèm chút tiền chiến phí luôn. Càng giảm được số lượng các thằng đập bạn và tăng số thằng bán đồ với bạn thì càng tốt. Dĩ nhiên và sau vài lượt, tên kia sẽ đánh bạn tiếp, và bạn đã có thời gian khôi phục quân đội nên cứ lặp lại quy trình.
Một lưu ý nữa là phải tận dụng cung thủ của Echizen và bonus vũ khí hoặc giáp trụ của Kaga cho lính nông dân cuồng tín của bạn. Xây chùa ở hai chỗ này để lấy cả tăng binh. Nhờ hai tỉnh này mà lính nông dân ashigaru của mình có thể đánh ngang ngửa samurai nhà Date và Tokugawa. Và quan trọng là đánh Hattori (ai cũng ghét Hattori). Khi đánh Iga, chắc chắn Hattori đã cho xây thành lớn (không có đủ gạo nuôi thành) nên mình thường vào thành cướp lấy tiền rồi đập thành luôn, cho quân nổi dậy tự chiếm thành.
Lưu ý tiếp theo là do kinh tế cực kì eo hẹp nên mình còn nghĩ ra trò đi bán quyền cho quân đi qua lãnh địa lấy tiền. Trò này rất thích hợp để bán cho nhà tướng quân Ashikaga vì quân của shogun chỉ ở Kyoto chơi thôi, không đi đâu cả, nhưng sẵn sàng cho mình tiền để mua quyền này. Quyền này mình đã bị Takeda lợi dụng để đem quân qua sát thành rồi tuyên chiến (không hiểu sao không bị đá ra biên giới mà được đánh luôn thành của mình).
Nhìn chung mà nói đây có lẽ là một trong những màn thú vị nhất mình từng chơi (nhưng không nhất thiết và không hẳn là màn vui nhất) vì tình thế thay đổi liên tục. Ngay khi mình tưởng mình đã tiêu thì mình lại xoay sở được làm ngoại giao để tình hình sáng sủa trở lại, rồi lại lặp lại. Có lúc mình bị Uesugi kéo 2 stack qua đánh Kaga, nhưng may là Takeda Shingen nhân cơ hội lụm mất mấy tỉnh của Uesugi thế là mình thoát.
Có lúc Tokugawa kéo 1 stack từ dưới Mino lên đánh mình, 1 stack đi đường biển vòng lên tít phía trên, nhưng không hiểu sao mình cũng đỡ được, rồi chôm lại 2 tỉnh của Tokugawa rồi kí hòa ước. Tokugawa từ đó bị tách làm 3 tỉnh nằm chơ vơ nên không đánh đấm được gì luôn.
Gay cấn nhất là lúc Takeda kéo 2 stack rưỡi qua đánh mình, nhưng không hiểu sao thay vì đánh thẳng vào quân mình 1 stack ở Kaga thì lại quay sang đánh cái thành trống ở Noto nên mình kịp đưa cứu viện lên và với 2 stack nông dân mình đã diệt được luôn Shingen và Nobushige, Đây quả là chiến công hiển hách nhất.
Chuyện dài tập giữa mình và Takeda vẫn còn kéo dài mấy năm (trong game) nữa khi Takeda liên tục bội ước và đánh mình. Nhưng giờ thì mình đã chiếm được Kai, giao Bắc Shinano cho nhà Murakami làm chư hầu, còn Takeda thì đang kéo quân từ Nam Shinano lên đánh Murakami (mình đang phải gánh team). Ở phía trên chuyện còn gay cấn hơn khi Hojo đã kéo 2 stack qua đánh sâu vào tới Kaga :( Chuyện thế nào, hồi sau sẽ rõ. Có lẽ mình sẽ thua thoai.
Trang
Mây và sóng
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say.
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016
Au pays où se fait la guerre
Người em yêu giã từ em ra trận
Đến mảnh đất người ta đang đánh nhau
Này tim em đớn đau vô cùng tận
Dường chỉ em xót lại trên tinh cầu
Phút chia ly, anh hôn em từ biệt
Từ nụ hôn, hồn em ứ đầy môi
Mải ngóng tin, mà anh cứ biền biệt
Hoàng hôn kia đã tắt nắng bên trời
Đỉnh tháp cao, đây một mình em đợi
Anh chưa về, lòng cứ mãi chờ thôi.
Đôi chim cu vẫn còn gù trên mái
Tiếng kêu buồn và da diết khôn nguôi
Dưới tơ liễu, nước bên cầu chảy mãi
Chỉ có em ngồi khóc suốt bên trời
Này tim em như bông hoa nở rộ
Sáng óng lên dưới ánh bạc trăng trôi
Này thân em một mình trong tháp cổ
Anh chưa về, lòng cứ mãi chờ thôi.
Có dáng ai đang trèo lên đỉnh dốc
Phải anh không, người em mãi mong chờ
Chẳng phải anh, mà chỉ là tưởng tượng
Này tờ bồi, này ánh đèn lẻ loi
Ơi gió đêm, đến bên anh nói khẽ
Với em đây, anh hóa chiêm bao rồi
Anh là hoan lạc, anh là nhung nhớ
Bình minh kia đang rạng rỡ bên trời
Và em vẫn một mình trong tháp nhỏ
Anh chưa về, lòng cứ mãi chờ thôi.
Tranh 満月の紅葉にみみずく (Chim cú với lá đỏ dưới trăng tròn) của Hiroshige.
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016
Phong vương đắp lũy khóc rân
Mấy ngày trước đọc bài Điệp trận của Nguyễn Trãi:
Làm sứ đi thăm tin tức xuân
Lay thay cánh nhẹ mười phân
Nội hoa táp táp vây đòi hỏi
Doanh liễu khoan khoan kháo lữa lần
Thục đế để thành trêu tức
Phong vương đắp lũy khóc rân
Chúa xuân dìu dặt dư ba tháng
Mắng cầm ve mới đỗ quân
Bản này của Trần Trọng Dương phiên.
Bài này đúng là khá khó hiểu. Từ tựa đề đến các câu đầu rõ ràng là nói về đàn bướm. Đàn bướm làm sứ mùa xuân, lay thay (aka chớp chớp hoặc lay lay, chỉ bướm đập cánh) đôi cánh nhỏ. Hoa trong nội, liễu trong doanh nghiêng ngả theo đàn bướm.
Xong tới tích Thục đế đưa vào thì hơi siêu thực luôn. Chuyện Thục đế mất nước thì gắn với con đỗ quyên tức là chim quốc (ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên), nhưng không biết dính thế nào với con bướm.
Phong vương có chữ phong bộ trùng 蜂 là con ong. Phong vương là con ong chúa, thấy bướm tới thì cho đắp lũy, và kêu rân rân (cho giống con ong). Không lẽ Thục đế ở trên chỉ để đối với con ong chúa?
Chúa xuân (đi chơi) dìu dặt vài tháng, bỗng mắng cầm ve, nên cho quân đỗ lại. Mắng ở đây tức là âm cổ của văn 聞 là nghe. Từ điển của anh Dương chú và diễn giải rõ biến âm m–v này (tương tự mùi–vị, múa–vũ, mùa–vụ vân vân. CHTV ít đề cập vụ này). Đỗ quân mới đầu đọc loáng thoáng tưởng đỗ quyên vì ở trên có Thục đế, nhưng thật ra không phải, đọc kĩ lại thì nghĩ là "cho dừng quân lại".
______________________________
Dạo này mình vẫn tiếp tục nghe Violin concerto của Tchaikovsky. Trước có lần mình bảo bản của Perlman hay nhất và cho rằng bản của Shouji Sayaka không bằng. Giờ thì rút lại lời nói trước, sau khi nghe thêm mấy chục lần. Mình thấy bản của Shouji Sayaka bây giờ mới là hay nhất :P (dù mình hoàn toàn mù mịt về kỹ thuật).
Và mình vẫn tiếp tục nghe liên tục nhạc game Shogun 2 của Jeff van Dyck. Bài hành khúc Bất động minh vương quả là cực kì tương phản với cái tên.
______________________________
Ảnh trên: Tranh Tennyo (tức là Apsara) của Kiyohara Yukinobu.
Ảnh dưới: Tranh Tsubaki to uguisu (Hoa trà và chim chích) của Hiroshige.
Làm sứ đi thăm tin tức xuân
Lay thay cánh nhẹ mười phân
Nội hoa táp táp vây đòi hỏi
Doanh liễu khoan khoan kháo lữa lần
Thục đế để thành trêu tức
Phong vương đắp lũy khóc rân
Chúa xuân dìu dặt dư ba tháng
Mắng cầm ve mới đỗ quân
Bản này của Trần Trọng Dương phiên.
Bài này đúng là khá khó hiểu. Từ tựa đề đến các câu đầu rõ ràng là nói về đàn bướm. Đàn bướm làm sứ mùa xuân, lay thay (aka chớp chớp hoặc lay lay, chỉ bướm đập cánh) đôi cánh nhỏ. Hoa trong nội, liễu trong doanh nghiêng ngả theo đàn bướm.
Xong tới tích Thục đế đưa vào thì hơi siêu thực luôn. Chuyện Thục đế mất nước thì gắn với con đỗ quyên tức là chim quốc (ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên), nhưng không biết dính thế nào với con bướm.
Phong vương có chữ phong bộ trùng 蜂 là con ong. Phong vương là con ong chúa, thấy bướm tới thì cho đắp lũy, và kêu rân rân (cho giống con ong). Không lẽ Thục đế ở trên chỉ để đối với con ong chúa?
Chúa xuân (đi chơi) dìu dặt vài tháng, bỗng mắng cầm ve, nên cho quân đỗ lại. Mắng ở đây tức là âm cổ của văn 聞 là nghe. Từ điển của anh Dương chú và diễn giải rõ biến âm m–v này (tương tự mùi–vị, múa–vũ, mùa–vụ vân vân. CHTV ít đề cập vụ này). Đỗ quân mới đầu đọc loáng thoáng tưởng đỗ quyên vì ở trên có Thục đế, nhưng thật ra không phải, đọc kĩ lại thì nghĩ là "cho dừng quân lại".
______________________________
Dạo này mình vẫn tiếp tục nghe Violin concerto của Tchaikovsky. Trước có lần mình bảo bản của Perlman hay nhất và cho rằng bản của Shouji Sayaka không bằng. Giờ thì rút lại lời nói trước, sau khi nghe thêm mấy chục lần. Mình thấy bản của Shouji Sayaka bây giờ mới là hay nhất :P (dù mình hoàn toàn mù mịt về kỹ thuật).
Và mình vẫn tiếp tục nghe liên tục nhạc game Shogun 2 của Jeff van Dyck. Bài hành khúc Bất động minh vương quả là cực kì tương phản với cái tên.
______________________________
Ảnh trên: Tranh Tennyo (tức là Apsara) của Kiyohara Yukinobu.
Ảnh dưới: Tranh Tsubaki to uguisu (Hoa trà và chim chích) của Hiroshige.
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016
Con hươu xạ chạy giữa đêm đen
"[...]
Trong lúc cúi người gặt những thân ra trĩu vàng bông lúa, đầu tôi chợt chạy những câu thơ của Tagore:
Tôi chạy như con xạ hươu trong bóng tối rừng cây, say vui vì hương thơm ngào ngạt của chính mình. Đêm nay là đêm giữa mùa Xuân; gió này là gió từ phương Nam thổi lại.
Tagore cất lên những lời như kia một trăm năm trước, vào một ngày nắng đẹp, một ngày tối trời hay một ngày im lìm trước cơn bão chuyển?
Tôi cứ thế mà gặt, lưng xoay ngược với hướng cơn bão. Tôi nhớ lần trước, cũng một lần có bão, tôi đi trên con đường vắng, tay cầm một bọc cá. Gió thổi ào ào, gió thốc vào mặt. Tôi nghe tiếng những con cá ư ử hát trong tiếng gió rít. Lũ cá hát những bài hát có giai điệu rất ngân rất vang, nhưng rất nhẹ. Những rung động thanh âm đọng lại vi tế trên vành tai tôi, lùa vào trong trí não. Đó là cơn bão lần trước, cơn bão gắn liền với bài hát của lũ cá.
Còn cơn bão này, nó vẫn đang ở sau lưng. Khi bão tới, tôi sẽ chạy chăng? Chạy như con hươu xạ chăng, chạy vui say trong mùi xạ hương ngút ngàn của mình chăng? Hay tốt hơn tôi nên đứng yên mà hát bài ca của lũ cá? Này thì nước cứ rơi, này thì gió cứ lên, này thì thời gian cứ trôi.
[...]"
______________________________
Không thể tin được là bài này có từ cách đây 2 năm rưỡi:
http://quihien.blogspot.co.uk/2014/04/tempest.html
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016
Kiều hạ xuân ba lục
Mình đang là fan Mai Trung Thứ nên blog mình sắp tới rất có thể sẽ ngập tranh Mai Trung Thứ
傷心橋下春波綠,
曾是驚鴻照影來。
Thương tâm kiều hạ xuân ba lục,
Tằng thị kinh hồng chiếu ảnh lai.
Đọc thấy hai câu của Lục Du này trong chú thích bản Kiều của ông Nguyễn Thạch Giang, là bản Kiều khoa học nhất mình từng đọc. Google thì ra một loạt ngôn tình trích lấy 5 chữ "kiều hạ xuân ba lục". Đúng là năm chữ này vừa có chất ngôn tình vừa mang chất của một vế haiku.
Bài này dịch ra tiếng Việt nhiều lắm rồi, đây mình dịch ra tiếng Anh:
Heartbroken when I look down the bridge, where the spring waves are still green;
This place once reflected the shadow of a frightened swan [the girl he loves].
_____________________________
Hôm nay (tiếp tục) đi xe bít, mình nhìn thấy một bạn gái. Ngay lúc đó mình chợt có một cảm giác rất Cây Xuân mà mình không thể diễn tả được. Thậm chí mình còn không thấy được mặt bạn kia vì bạn bịt khẩu trang, nhưng mà cảm giác đó hướng về mình nhiều hơn là hướng về bạn. Đột ngột mình thấy mình đang suy nghĩ về những thứ mình đã mất đi, những thứ mình đã đánh đổi suốt 5 năm qua, 5 năm mình xa nhà, để lấy những thứ khác. Lỡ từ lạc bước bước ra. Suốt thời gian bạn ở trên bít mình không thể đọc sách được. Bạn bước xuống xe bít sau mấy nốt nhạc. Việc bạn liên quan và xúc tác thế nào với suy nghĩ của mình, mình vẫn không rõ.
Giống như hồi mình đi thi lớp 10 về (cứ như mấy chục năm trước), hình như lúc đó thi môn cuối, và mình đã biết là mình đậu Năng Khiếu rồi (nên mình không quan tâm lắm nữa). Hôm đó mình cũng đi xe bít, và cũng ngồi đối diện với một gái. Mình cũng đã không rõ mình có quen bạn này không, nhưng mình cứ suy nghĩ rất lung. Lúc đó cảm giác dĩ nhiên hoàn toàn khác. Nhưng giống như bạn kia, bạn này cũng là một kiểu xúc tác thần bí.
_____________________________
Trên lỡ nói haiku thì haiku luôn. Ngữ pháp mình còn đang rất tệ, nên hãy xửa ngử pháp tro mình nhé.
Hashi no shita
Midori shunpa wa
Kari no kage
Dưới cầu
Sóng xuân xanh biếc
Bóng nhạn
(Dùng chữ kari/gan tức là con nhạn vì mình không biết con hồng tiếng Nhật kêu là gì. Chữ 鴻 thì trong tiếng Nhật lại ra cái con nhìn không giống con hồng của tiếng Hán.)
Thương tâm kiều hạ xuân ba lục,
Tằng thị kinh hồng chiếu ảnh lai.
Đọc thấy hai câu của Lục Du này trong chú thích bản Kiều của ông Nguyễn Thạch Giang, là bản Kiều khoa học nhất mình từng đọc. Google thì ra một loạt ngôn tình trích lấy 5 chữ "kiều hạ xuân ba lục". Đúng là năm chữ này vừa có chất ngôn tình vừa mang chất của một vế haiku.
Bài này dịch ra tiếng Việt nhiều lắm rồi, đây mình dịch ra tiếng Anh:
Heartbroken when I look down the bridge, where the spring waves are still green;
This place once reflected the shadow of a frightened swan [the girl he loves].
_____________________________
Hôm nay (tiếp tục) đi xe bít, mình nhìn thấy một bạn gái. Ngay lúc đó mình chợt có một cảm giác rất Cây Xuân mà mình không thể diễn tả được. Thậm chí mình còn không thấy được mặt bạn kia vì bạn bịt khẩu trang, nhưng mà cảm giác đó hướng về mình nhiều hơn là hướng về bạn. Đột ngột mình thấy mình đang suy nghĩ về những thứ mình đã mất đi, những thứ mình đã đánh đổi suốt 5 năm qua, 5 năm mình xa nhà, để lấy những thứ khác. Lỡ từ lạc bước bước ra. Suốt thời gian bạn ở trên bít mình không thể đọc sách được. Bạn bước xuống xe bít sau mấy nốt nhạc. Việc bạn liên quan và xúc tác thế nào với suy nghĩ của mình, mình vẫn không rõ.
Giống như hồi mình đi thi lớp 10 về (cứ như mấy chục năm trước), hình như lúc đó thi môn cuối, và mình đã biết là mình đậu Năng Khiếu rồi (nên mình không quan tâm lắm nữa). Hôm đó mình cũng đi xe bít, và cũng ngồi đối diện với một gái. Mình cũng đã không rõ mình có quen bạn này không, nhưng mình cứ suy nghĩ rất lung. Lúc đó cảm giác dĩ nhiên hoàn toàn khác. Nhưng giống như bạn kia, bạn này cũng là một kiểu xúc tác thần bí.
_____________________________
Trên lỡ nói haiku thì haiku luôn. Ngữ pháp mình còn đang rất tệ, nên hãy xửa ngử pháp tro mình nhé.
Hashi no shita
Midori shunpa wa
Kari no kage
Dưới cầu
Sóng xuân xanh biếc
Bóng nhạn
(Dùng chữ kari/gan tức là con nhạn vì mình không biết con hồng tiếng Nhật kêu là gì. Chữ 鴻 thì trong tiếng Nhật lại ra cái con nhìn không giống con hồng của tiếng Hán.)
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016
Mấy phen lần bước dặm thanh vân
Cuối cùng thì mình cũng tốt nghiệp được bằng Thạc sĩ first class (hạng ưu) với điểm thi gần như trên mây sau mùa thi vừa học thi vừa luyện Pokemon Y xả stress. Cùng với tất cả những gì đã xảy ra trong cái năm nay, nhất là học kỳ một với đủ mọi thể loại bão táp ập đến (nhưng rồi cũng tan) thì kết quả này là quá ngon.
Ít nhất thì bây giờ mình đã có cái bằng chứng tỏ mình có thể làm nhà hóa học (ước mơ thuở thiếu thời từ lúc 4 tuổi ở nhà ngoại lấy chanh vắt vào dầu ăn và đem phơi nắng rồi cầu cho nó phản ứng).
Ít nhất thì bây giờ mình đã có cái bằng chứng tỏ mình có thể làm nhà hóa học (ước mơ thuở thiếu thời từ lúc 4 tuổi ở nhà ngoại lấy chanh vắt vào dầu ăn và đem phơi nắng rồi cầu cho nó phản ứng).
Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016
Mây tuôn phủ rợp thư phòng
Bàn học của mình những ngày thi cuối cùng.
Nghe đỗ quyên kêu xuân đã muộn
Mưa nhỏ hoa soan bay đầy sân
Nguyễn Trãi (Mộ xuân tức sự)
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016
Hồn ơi về đi thương cố hương
"Sớm ăn một bát cơm
Chiều tắm một bồn nước
Đóng cổng không tiếp khách
Mở cửa nhìn gai góc"
Nguyễn Du
朝餐一盂飯,
暮浴一盆水。
閉門謝知交,
開窗見荊杞。
Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016
Về phim Brooklyn (thì ít mà về chuyện linh tinh thì nhiều)
Nguyệt trong đáy nước nguyệt trên không
Nguyễn Trãi
Phim Brooklyn là một phim tôi thấy rất thú vị về mặt lịch sử vì chắc chắn nó sẽ lấy được lòng những người từng rời bỏ quê hương để nhập cư vào nước Mỹ, hoặc ít nhất là những người từng chật vật chui qua hải quan để vào cái đất nước này, dù chỉ để đi chơi. Phim của Anh (BBC) làm chung với Ireland và Canada, kể về cô gái trẻ Ellis (tiếng Tỏi nên đọc là Ay-lísh) rời một ngôi làng nhỏ ở Ireland để đến nước Mỹ vào những năm 1950. Thời kì đầu cô bị nhớ nhà nên cảm thấy rất thảm, cho tới khi cô gặp và yêu một anh Tony (không phải Stark, thấy anh này thật ra giống Captain America hơn) gốc Ý. Xong vì chị cô đột ngột qua đời, cô phải trở về Ireland để cho mẹ vui. Trước khi đi, cô và anh Tony lên phường đăng ký kết hôn. Cô về nhà, xong có nhiều chuyện xảy ra, xin mời coi phim để biết.
Hình trong phim, dĩ nhiên.
Vì sao có tên Brooklyn? Vì người Ireland nhập cư vào nước Mỹ từ phía Đông sẽ tới New York và tập trung ở Brooklyn. Tương tự, nếu phim này thay người Ireland bằng người Việt Nam thì sẽ có tên là Quận Cam Orange County gì đó. Dĩ nhiên dân Ireland không phải là một sắc dân thiểu số ở Mỹ, gần 1/10 dân số nước này có máu Ireland trong người, nhiều tổng thống là dân gốc Ireland. Nhà Bush là Irish chính cống, chưa kể Obama cũng có máu Irish bên họ ngoại.
Lúc tôi đi từ London qua Mỹ có quá cảnh ở Dublin. Nhẽ đâu dân Ireland đi qua lại Mỹ như đi chợ mà Mỹ cho đặt nguyên cái preclearance ở Dublin để rà sẵn trước visa và giấy tờ. Tới khi tôi xuống San Fran thì chỉ cần đi lấy giỏ và xách đít đi ra khỏi sân bay còn dễ hơn đi về Tân Sơn Nhất.
Tôi xem phim này chủ yếu là vì xem trailer thấy Saoirse Ronan mặc áo đầm và để tóc 1950s (tôi là con người lạc hậu, cảm ơn, không cần phải phê bình), khác hoàn toàn với hồi bạn còn nhỏ đóng phim Hanna cách đây 5 năm. Ngoài ra, tôi không mong đợi gì hơn. Thế nhưng diễn xuất + cốt truyện khiến cho việc xem phim này trở thành một trải nghiệm hấp dẫn và tôi rất đồng cảm vì tất cả những gì diễn ra trong phim gần y hệt những gì tôi trải qua gần nửa năm nay.
Tôi từng có một hình ảnh về Ireland trong đầu những năm tôi 16 tuổi, với những bài wiki tôi đọc, những bản nhạc tôi nghe. Sau 5 năm sống ở hòn đảo kế bên, và có những người bạn Ireland đi ra đi vào cuộc sống của mình, từng đặt chân lên mảnh đất đó, dù chỉ trong sân bay, thấy tiếng Tỏi ghi ở khắp nơi đè lên trên tiếng Anh
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016
Đường Baker
Hai năm nay tôi đi London khá nhiều lần, vì đủ thứ lý do, và hầu như lần nào tôi cũng ra đường Baker. Tự nhiên tôi thích ra cái đường đó thôi, từ trước khi tôi thành fan Sherlock. Đường Baker khá dài, nhưng tôi chả bao giờ đi từ phía đầu đường từ hướng đại sứ quán Mẽo ở công viên Grosvenor (thật ra nó gọi là quảng trường) lên cả. Tôi chỉ đi tàu điện tuyến Bakerloo, xong chui lên ngay chỗ ga Baker. Đó là đoạn cuối đường, chỗ ngã tư có cái ngân hàng Lloyds, cắt cái đường có cái tên mà ngay cả dân Anh ở London cũng không biết đọc tên như thế nào là Marylebone, chỗ có tuyến xe bít X gì không nhớ chạy lên Oxford chỗ Cao Huân, và cũng là chỗ số nhà bắt đầu đánh từ 190 trở đi cho chí hai trăm mấy đi qua nhà 221B huyền (cmn) thoại.
Lần đầu tới đó là buổi trưa lúc đi thi GRE về từ chỗ Harrow nào đó ở gần Wembley, đói nhăn răng nhưng vẫn cố đi chơi trước khi ra xe lửa về nhà. Nhờ vậy tôi phát hiện khu xung quanh nhà Sherlock toàn là tiệm đồ ăn Nhật Bản. Có một tiệm sushi khá nổi (và mắc, nên chưa vô bao giờ) tên là Nambu-tei ở trong cái xó chung với tiệm thuốc bắc châm cứu giác hơi của người Tàu. Lại còn một tiệm cơm Nhật tên là Soho Japan trông rất đàng hoàng sạch sẽ, tôi đã ăn hai lần, một lần ăn tuna xốt miso, một lần ăn với Hoàng Như, nhớ là gọi hai món nhưng chỉ nhớ một là cá hồi. Chả nhớ có lần nào ăn lươn không nhưng cứ nhớ mang máng là có. Tiệm này có menu omakase (chef-selection, miễn nói nhiều) cho buổi trưa. Cho một chén cơm đầy, một chén canh miso, một đĩa rau sống hay dưa gì đó tùy bữa và món chính. Giá bán thì đúng kiểu trung tâm London, không mắc hơn, không rẻ hơn. Phục vụ là mấy chị người Nhật rất lịch sự. Viết ra mấy cái này không nhằm mục đích giới thiệu cho tiệm theo kiểu mỗi tuần một quán trên Soi vì tiệm này đã dẹp rồi, mới tuần rồi đi qua không thấy nữa, google thì ghi đã đóng cửa luôn, vì vậy ghi lại ở đây cho nhớ thôi.
Nhà 221B cách tiệm Soho Japan chừng trăm mét, là cái bảo tàng, lúc nào cũng có một hàng khách du lịch, kế bên tiệm The Beatles và đối diện cái tiệm nail (rõ ràng là) của người Việt tên là Vy's nails. Dĩ nhiên làm quái gì có cái nhà nào số 221B. Nguyên dãy từ 219-229 hồi đó bị ngân hàng Abbey chiếm cứ, kiêm luôn việc nhận thư fan gửi về số 221B. Có một cái nhà làm bảo tàng Sherlock Holmes nằm giữa số 237 và 241 (nếu biết làm toán sẽ suy ra nhà này số 239), nhưng tự gắn biển 221B Baker Str. Về sau, khi Abbey đóng cửa (hiện giờ chỗ này là cái nhà công sở gì đó, chả nhớ là gì), thì quận Westminster cho cái nhà số 239 kia số 221B luôn.
Đường Baker xe cộ nhộn nhịp rầm rầm, hẳn BBC không thể nào quay Sherlock trên cái đường này, nên bèn vác đồ nghề đi chừng hơn cây số về phía trường UCL trên đường Gower, xong ngược lên phía trên đầu đường gọi là đường North Gower rất heo hút xe bít đi vào không lọt, chọn cái nhà kế bên tiệm Speedy's cafe để quay phim. Sau khi chiếu xong thì đột nhiên cái tiệm Speedy's trở nên nổi tiếng, và mấy đứa sinh viên UCL trọ trong cái nhà kế bên đột ngột trở thành celeb khi khách nườm nượp tới chụp hình. Thật ra, BBC chỉ quay cái cửa bên ngoài ở chỗ này thôi, chứ khung cảnh bên trong là quay ở phim trường chỗ khác.
Hết. Bài này không nhằm mục đích gì cả ngoài việc chỉ là viết lại để sau này khỏi quên.
Lần đầu tới đó là buổi trưa lúc đi thi GRE về từ chỗ Harrow nào đó ở gần Wembley, đói nhăn răng nhưng vẫn cố đi chơi trước khi ra xe lửa về nhà. Nhờ vậy tôi phát hiện khu xung quanh nhà Sherlock toàn là tiệm đồ ăn Nhật Bản. Có một tiệm sushi khá nổi (và mắc, nên chưa vô bao giờ) tên là Nambu-tei ở trong cái xó chung với tiệm thuốc bắc châm cứu giác hơi của người Tàu. Lại còn một tiệm cơm Nhật tên là Soho Japan trông rất đàng hoàng sạch sẽ, tôi đã ăn hai lần, một lần ăn tuna xốt miso, một lần ăn với Hoàng Như, nhớ là gọi hai món nhưng chỉ nhớ một là cá hồi. Chả nhớ có lần nào ăn lươn không nhưng cứ nhớ mang máng là có. Tiệm này có menu omakase (chef-selection, miễn nói nhiều) cho buổi trưa. Cho một chén cơm đầy, một chén canh miso, một đĩa rau sống hay dưa gì đó tùy bữa và món chính. Giá bán thì đúng kiểu trung tâm London, không mắc hơn, không rẻ hơn. Phục vụ là mấy chị người Nhật rất lịch sự. Viết ra mấy cái này không nhằm mục đích giới thiệu cho tiệm theo kiểu mỗi tuần một quán trên Soi vì tiệm này đã dẹp rồi, mới tuần rồi đi qua không thấy nữa, google thì ghi đã đóng cửa luôn, vì vậy ghi lại ở đây cho nhớ thôi.
Nhà 221B cách tiệm Soho Japan chừng trăm mét, là cái bảo tàng, lúc nào cũng có một hàng khách du lịch, kế bên tiệm The Beatles và đối diện cái tiệm nail (rõ ràng là) của người Việt tên là Vy's nails. Dĩ nhiên làm quái gì có cái nhà nào số 221B. Nguyên dãy từ 219-229 hồi đó bị ngân hàng Abbey chiếm cứ, kiêm luôn việc nhận thư fan gửi về số 221B. Có một cái nhà làm bảo tàng Sherlock Holmes nằm giữa số 237 và 241 (nếu biết làm toán sẽ suy ra nhà này số 239), nhưng tự gắn biển 221B Baker Str. Về sau, khi Abbey đóng cửa (hiện giờ chỗ này là cái nhà công sở gì đó, chả nhớ là gì), thì quận Westminster cho cái nhà số 239 kia số 221B luôn.
Đường Baker xe cộ nhộn nhịp rầm rầm, hẳn BBC không thể nào quay Sherlock trên cái đường này, nên bèn vác đồ nghề đi chừng hơn cây số về phía trường UCL trên đường Gower, xong ngược lên phía trên đầu đường gọi là đường North Gower rất heo hút xe bít đi vào không lọt, chọn cái nhà kế bên tiệm Speedy's cafe để quay phim. Sau khi chiếu xong thì đột nhiên cái tiệm Speedy's trở nên nổi tiếng, và mấy đứa sinh viên UCL trọ trong cái nhà kế bên đột ngột trở thành celeb khi khách nườm nượp tới chụp hình. Thật ra, BBC chỉ quay cái cửa bên ngoài ở chỗ này thôi, chứ khung cảnh bên trong là quay ở phim trường chỗ khác.
Hết. Bài này không nhằm mục đích gì cả ngoài việc chỉ là viết lại để sau này khỏi quên.
Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016
"A Study in Scarlet" nên được dịch thế nào?
Tựa "A Study in Scarlet" của cuốn Sherlock Holmes đầu tiên nên được dịch như thế nào?
Có một bản dịch tiếng Việt đổi luôn tựa đề này thành "Chiếc nhẫn tình cờ", có lẽ do người dịch lúng túng về tựa đề, hoặc cảm thấy nếu dịch tựa đề thì người đọc không hiểu.
Học tiếng Anh qua mức trung cấp, chúng ta sẽ biết rằng "study" không chỉ có nghĩa là "học". Nó có nghĩa sâu hơn "learn", và mang nghĩa là suy ngẫm, nghĩ ngợi về một vấn đề nào đó.
[Mở link trước khi đọc tiếp: link]
Bài viết ở link trích từ cuốn "East Wind Coming: A Sherlockian Study Book" của Yuichi Hirayama và John Hall, bàn về Sherlock Holmes ở Nhật, nơi có fanbase hùng hậu và lâu đời bậc nhất Á Đông (đơn giản do văn học Anh Victoria có ảnh hưởng rất sớm tới Nhật). Trong bài viết, tác giả cho biết cái tít đã được dịch trong bản tiếng Nhật năm 1931 là "Hiiro no kenkyuu", với hiiro là màu đỏ (hi = lửa, iro = màu), kenkyuu là Hán-Nhật cho "nghiên cứu". Tít này chuyển ra tiếng Việt có thể thành "Nghiên cứu (nghiền ngẫm) về màu đỏ" - cái tít khá vô nghĩa trong tiếng Việt.
Nếu mà tinh ý hơn, sẽ để ý thấy chữ "study" còn vài nghĩa khác. Trong âm nhạc, nó là các bản étude, tức là khúc luyện tập cho người chơi nhạc. Trong hội họa, nó là bản vẽ nháp trước khi họa sĩ cho lên tranh lớn. Theo bài, một vài người dịch tiếng Nhật cũng dùng nghĩa "tranh nháp" để dịch "A Study in Scarlet" thành "Hiiro no shuusaku", với "shuusaku" là "tập tác" = bản nháp. Mặc cho nhiều người tán thành, cộng với một tên nào đó trên wikipedia tiếng Anh cổ xúy cho việc hiểu "study" theo nghĩa "tranh nháp", mình vẫn thấy vụ "Bản nháp màu đỏ" hoàn toàn vô nghĩa nếu xét về nội dung của truyện: chả có bản nháp nào ở đây, cũng chả có màu đỏ gì luôn.
Có lẽ nên trở lại với nghĩa "nghiền ngẫm" của chữ study. Cái tựa thật ra bắt nguồn từ câu nói của Sherlock: "Có môt sợi chỉ đỏ giết người len lỏi trong cuốn len vô sắc của cuộc đời, và nhiệm vụ của chúng ta là gỡ mối nó, cô lập nó và vạch trần từng phân từng khúc cái sợi chỉ đỏ này" (QH dịch). Trong link cũng dẫn ra phân tích của Owen Edwards trong The Oxford Sherlock Holmes, chỉ ra rằng ở ngay đầu truyện, lúc bác sỹ John Watson được giới thiệu đến gặp Sherlock, người bạn giới thiệu đã nhận xét rằng "đây là một con người khác thường. Anh sẽ phải "study" anh ta thật kỹ". Theo mình, study nên được hiểu theo nghĩa "nghiền ngẫm/tìm tòi" như ở đây, John quan sát, tìm hiểu về con người Sherlock; Sherlock quan sát, lần mối cái sợi chỉ đỏ ẩn dụ.
Trên mạng, một số người cũng đề xuất chữ "vụ án màu đỏ" để dịch tựa này sang tiếng Việt. Trong các bản tiếng Nhật cũng có dịch theo kiểu study thành jiken = "sự kiện" (Hán-Nhật jiken và Hán-Việt "sự kiện" có sắc thái hơi khác nhau, jiken mang nghĩa scandal hơn cái sắc thái trung tính của "sự kiện").
Bài viết trong link cuối cùng đưa ra kết luận rằng cái tựa tiếng Nhật "hiiro no kenkyuu" (nghiên cứu màu đỏ) vẫn là cái tựa hợp nhất (trong tiếng Nhật). Mình không nhận xét về việc người Nhật thích cái tựa này hay có hiểu cái tựa này không, nhưng nếu tiếng Việt dịch theo kiểu này thì lại rõ ràng vô nghĩa. Có lẽ cái tựa tiếng Việt thích hợp nhất mà mình nghĩ ra được phải nên là "Truy tìm sợi chỉ đỏ", một cái tựa rất siêu hình, nhưng (có thể) theo đúng ý của Doyle khi đề cho cuốn Sherlock Holmes đầu tay.
Pê ét: để tham khảo, bản dịch tiếng Tàu tra trên wiki thấy ghi là "Huyết tự đích nghiên cứu" = "Nghiên cứu những con chữ máu". Hẳn cái tựa này nói về các chữ Rache viết bằng máu trong vụ này. Nhưng cái tựa này dịch sai bét, vì các chữ này không đóng vai trò gì lớn ngoài việc gây hoang mang cho Scotland Yard và Sherlock cũng không bỏ nhiều thời gian coi các chữ này. Suy ra nó không đủ ảnh hưởng để được đưa lên tít.
Có một bản dịch tiếng Việt đổi luôn tựa đề này thành "Chiếc nhẫn tình cờ", có lẽ do người dịch lúng túng về tựa đề, hoặc cảm thấy nếu dịch tựa đề thì người đọc không hiểu.
Học tiếng Anh qua mức trung cấp, chúng ta sẽ biết rằng "study" không chỉ có nghĩa là "học". Nó có nghĩa sâu hơn "learn", và mang nghĩa là suy ngẫm, nghĩ ngợi về một vấn đề nào đó.
[Mở link trước khi đọc tiếp: link]
Bài viết ở link trích từ cuốn "East Wind Coming: A Sherlockian Study Book" của Yuichi Hirayama và John Hall, bàn về Sherlock Holmes ở Nhật, nơi có fanbase hùng hậu và lâu đời bậc nhất Á Đông (đơn giản do văn học Anh Victoria có ảnh hưởng rất sớm tới Nhật). Trong bài viết, tác giả cho biết cái tít đã được dịch trong bản tiếng Nhật năm 1931 là "Hiiro no kenkyuu", với hiiro là màu đỏ (hi = lửa, iro = màu), kenkyuu là Hán-Nhật cho "nghiên cứu". Tít này chuyển ra tiếng Việt có thể thành "Nghiên cứu (nghiền ngẫm) về màu đỏ" - cái tít khá vô nghĩa trong tiếng Việt.
Nếu mà tinh ý hơn, sẽ để ý thấy chữ "study" còn vài nghĩa khác. Trong âm nhạc, nó là các bản étude, tức là khúc luyện tập cho người chơi nhạc. Trong hội họa, nó là bản vẽ nháp trước khi họa sĩ cho lên tranh lớn. Theo bài, một vài người dịch tiếng Nhật cũng dùng nghĩa "tranh nháp" để dịch "A Study in Scarlet" thành "Hiiro no shuusaku", với "shuusaku" là "tập tác" = bản nháp. Mặc cho nhiều người tán thành, cộng với một tên nào đó trên wikipedia tiếng Anh cổ xúy cho việc hiểu "study" theo nghĩa "tranh nháp", mình vẫn thấy vụ "Bản nháp màu đỏ" hoàn toàn vô nghĩa nếu xét về nội dung của truyện: chả có bản nháp nào ở đây, cũng chả có màu đỏ gì luôn.
Có lẽ nên trở lại với nghĩa "nghiền ngẫm" của chữ study. Cái tựa thật ra bắt nguồn từ câu nói của Sherlock: "Có môt sợi chỉ đỏ giết người len lỏi trong cuốn len vô sắc của cuộc đời, và nhiệm vụ của chúng ta là gỡ mối nó, cô lập nó và vạch trần từng phân từng khúc cái sợi chỉ đỏ này" (QH dịch). Trong link cũng dẫn ra phân tích của Owen Edwards trong The Oxford Sherlock Holmes, chỉ ra rằng ở ngay đầu truyện, lúc bác sỹ John Watson được giới thiệu đến gặp Sherlock, người bạn giới thiệu đã nhận xét rằng "đây là một con người khác thường. Anh sẽ phải "study" anh ta thật kỹ". Theo mình, study nên được hiểu theo nghĩa "nghiền ngẫm/tìm tòi" như ở đây, John quan sát, tìm hiểu về con người Sherlock; Sherlock quan sát, lần mối cái sợi chỉ đỏ ẩn dụ.
Trên mạng, một số người cũng đề xuất chữ "vụ án màu đỏ" để dịch tựa này sang tiếng Việt. Trong các bản tiếng Nhật cũng có dịch theo kiểu study thành jiken = "sự kiện" (Hán-Nhật jiken và Hán-Việt "sự kiện" có sắc thái hơi khác nhau, jiken mang nghĩa scandal hơn cái sắc thái trung tính của "sự kiện").
Bài viết trong link cuối cùng đưa ra kết luận rằng cái tựa tiếng Nhật "hiiro no kenkyuu" (nghiên cứu màu đỏ) vẫn là cái tựa hợp nhất (trong tiếng Nhật). Mình không nhận xét về việc người Nhật thích cái tựa này hay có hiểu cái tựa này không, nhưng nếu tiếng Việt dịch theo kiểu này thì lại rõ ràng vô nghĩa. Có lẽ cái tựa tiếng Việt thích hợp nhất mà mình nghĩ ra được phải nên là "Truy tìm sợi chỉ đỏ", một cái tựa rất siêu hình, nhưng (có thể) theo đúng ý của Doyle khi đề cho cuốn Sherlock Holmes đầu tay.
Pê ét: để tham khảo, bản dịch tiếng Tàu tra trên wiki thấy ghi là "Huyết tự đích nghiên cứu" = "Nghiên cứu những con chữ máu". Hẳn cái tựa này nói về các chữ Rache viết bằng máu trong vụ này. Nhưng cái tựa này dịch sai bét, vì các chữ này không đóng vai trò gì lớn ngoài việc gây hoang mang cho Scotland Yard và Sherlock cũng không bỏ nhiều thời gian coi các chữ này. Suy ra nó không đủ ảnh hưởng để được đưa lên tít.
Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016
Về bản chất của nắng ngày
冬 の 日 や 馬上 に 氷る 影 法師
Fuyu no hi ya bajō ni kōru kage bōshi
Nắng mùa đông
Thầy tu trên lưng ngựa
Cái bóng đóng thành băng
-Bashō (Ghi chép trong tráp)
Ở đây fuyu no hi (đông nhật – ngày đông, mặt trời mùa đông) là quý ngữ. Ở đây dịch là "nắng mùa đông". Cái ánh nắng nhẹ mùa đông hiếm hoi ló ra càng làm rõ thêm nỗi lạnh mà người ngồi trên ngựa đang trải qua. Kage là ảnh, tức cái bóng. Bōshi là từ Hán Nhật "pháp sư", tức ông thầy chùa, ở đây chỉ Bashō.
Fuyu no hi ya bajō ni kōru kage bōshi
Nắng mùa đông
Thầy tu trên lưng ngựa
Cái bóng đóng thành băng
-Bashō (Ghi chép trong tráp)
Ở đây fuyu no hi (đông nhật – ngày đông, mặt trời mùa đông) là quý ngữ. Ở đây dịch là "nắng mùa đông". Cái ánh nắng nhẹ mùa đông hiếm hoi ló ra càng làm rõ thêm nỗi lạnh mà người ngồi trên ngựa đang trải qua. Kage là ảnh, tức cái bóng. Bōshi là từ Hán Nhật "pháp sư", tức ông thầy chùa, ở đây chỉ Bashō.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)